Không chỉ dán băng kín mít quanh xe, chủ nhà còn để lại giấy "cảnh cáo"
Ô tô Mazda trên bị quấn băng màu vàng, màu đỏ kín mít quanh xe. Dường như chưa thỏa bức xúc, chủ nhà còn dán thêm các tờ giấy với lời lẽ cảnh cáo chủ phương tiện, từ bốn mặt kính cho đến hông, đầu và đuôi xe.
Bài chia sẻ trên đã nhận hàng trăm phản hồi với nhiều luồng ý kiến khác nhau. “Nên làm vậy, chủ xe ra họ gỡ mất công, mất sức gỡ cho nhớ, tránh sơn xịt vì như thế là phá hoại”, thành viên Lâm Trần chia sẻ.
“Em ủng họ bác chủ nhà. Đỗ ngoài đường thì bảo không có biển cấm dừng đỗ, họ có quyền đỗ. Nhưng đây là lao hẳn vào hiên nhà người ta, ý thức kém thì cần cho bài học mới chừa”, nick Facebook Trần Đăng Tùng viết.
Một thành viên tinh ý nhận thấy chiếc Mazda 3 đỗ đè vào cầu lên xuống xe của chủ nhà
Trong khi đó, có ý kiến nói rằng chủ nhà đã có phản ứng mạnh tay. “Chủ xe thấy nhà đóng cửa nên mới đỗ nhờ vào sân cho gọn, tránh ảnh hưởng tới người đi đường. Việc này chẳng có gì to tát mà làm quá lên, con người để giúp đỡ nhau cơ mà”, người dùng Nguyễn Tuấn bày tỏ.
“Đa số chủ xe bây giờ họ để lại số điện thoại, có mất gì đâu mà không nhấc máy lên để bảo họ đỗ xe ra chỗ khác. Làm thế này mất việc cả hai bên, hãy thử đặt mình vào vị trí của người ta nữa chứ”, chị Lê Trúc đánh giá.
Một chiếc ô tô bị xịt sơn khi đỗ trong khu đô thị Dương Nội (Hà Đông, Hà Nội)
Trước đó, hàng loạt xe ô tô dừng đỗ tại đoạn đường trong khu đô thị Dương Nội (phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội) đã bị xịt sơn lên thân xe.
Theo bảo vệ tại đây, khu vực đường nơi các xe ô tô bị xịt sơn không thuộc địa phận của chung cư, phần lớn các xe đỗ ở đây là xe của người ngoài vì cư dân chung cư đều sử dụng bãi đỗ dưới tầng hầm. Tuy nhiên, các xe đỗ tại các vị trí dọc theo tuyến đường dưới khu đô thị Dương Nội.
Văn hóa đỗ xe tại Việt Nam luôn là chủ đề nhận được nhiều tranh luận. Bạn nghĩ sao về tình huống này, xin để lại ý kiến của mình trong phần bình luận bên dưới.
Theo Dân trí (Nguồn ảnh: Lam Lyo)
Bạn đã từng chứng kiến những tình huống vi phạm Luật Giao thông đường bộ? Hãy chia sẻ hình ảnh, video từ camera hành trình về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Đỗ chắn trước cửa hàng bán thịt bò, chiếc xe sang Mercedes-Maybach S-Class màu đen bị cào xước sơn trên thân xe ước tính thiệt hại lớn.
" alt=""/>Đỗ chắn cửa, Mazda3 bị dán băng kín xe: Ý thức kém hay chủ nhà hẹp hòi?Cách đây ba ngày, ông vẫn cập nhật facebook cá nhân. Hôm qua, ông vẫn trả lời tin nhắn trên facebook. Được biết, ông mới bị ngã, đột ngột rời cõi.
Ông tên thật Nguyễn Xuân Đức, sinh ngày 4/1/1947 tại Vĩnh Hòa, Vĩnh Linh, Quảng Trị. Năm 1965 ông tham gia tiểu đoàn 47 quân địa phương Vĩnh Linh, chiến đấu tại mảnh đất Quảng Trị.
Ông tham gia viết báo cho báo quân đội của Khu đội Vĩnh Linh, Quân khu 4. Năm 1979, ông theo học Trường Viết văn Nguyễn Du khoa đầu tiên, sau đó công tác tại Đoàn kịch nói Tổng cục Chính trị cho tới khi giải ngũ năm 1990 với hàm trung tá.
![]() |
Nhà văn Nguyễn Xuân Đức nhiều năm gắn bó với đề tài chiến tranh |
Ông giải ngũ và trở về Thị xã Đông Hà, Quảng Trị và công tác tại Sở Văn hóa và Thông tin tỉnh Quảng Trị với cương vị Phó Giám đốc Sở.
Từ năm 1995-2006 ông là Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Quảng Trị, Tổng Thư ký Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Trị.
Nhà văn Nguyễn Xuân Đức nhận Giải thưởng Nhà nước năm 2007 cho cụm tác phẩm: “Người không mang họ”, “Cửa gió”, “Tượng đồng đen một chân”.
Chiến tranh là một trong những đề tài ông đắm đuối theo đuổi suốt mấy chục năm nay. Ông được đông đảo công chúng biết tới nhiều nhất qua “Người không mang họ”- tác phẩm được đạo diễn Long Vân dựng thành phim. Tiểu thuyết “Cửa gió” là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông. Một số tác phẩm khác đã xuất bản: “Hồ sơ một con người”, “Những mảnh làng”, “Tổ quốc”, “Người mất tích”, “Bến đò xưa lặng lẽ”.
![]() |
Ông được đánh giá là một trong những tác giả ưu tú của đất Quảng Trị |
Một số giải thưởng văn học mà nhà văn Xuân Đức đã được ghi danh: Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam cho tiểu thuyết “Cửa gió”, Giải thưởng văn học Bộ Nội vụ cho tiểu thuyết “Người không mang họ”, Giải A cuộc thi tiểu thuyết của Hội Nhà văn Việt Nam 2002-2004 cho “Bến đò xưa lặng lẽ”.
Không chỉ viết văn, Nguyễn Xuân Đức còn là tác giả của nhiều kịch bản được đưa lên sàn diễn thành công. Có thể kể ra hàng loạt kịch bản của ông được dàn dựng và công diễn: "Người mất tích", "Chứng chỉ thời gian", "Đợi đến bao giờ", "Đám cưới li biệt", "Cuộc chơi", "Cái chết chẳng dễ dàng gì", "Ám ảnh", "Chuyện dài thế kỷ", "Đối mặt", "Kìa bên ngõ xa".
Ông nhận nhiều giải thưởng sân khấu như: Giải thưởng Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam năm 1995 cho kịch bản “Cuộc chơi”, Giải thưởng cuộc vận động viết về chiến tranh cách mạng, Giải thưởng Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, Huy chương vàng Hội diễn sân khấu kịch nói toàn quốc với “Cái chết chẳng dễ dàng gì”, “Chuyến tàu tốc hành trong đêm” nhận Giải thưởng Kịch bản sân khấu năm 2007.
(Theo Tiền Phong)
Sáng 20/6, NSƯT Khôi Nguyễn đã qua đời ở tuổi 77, sau một thời gian chống chọi với bệnh ung thư tuỵ.
" alt=""/>Vĩnh biệt nhà văn Xuân Đức, tác giả ‘Người không mang họ’![]() |
Rước tượng nữ tướng Xuân Nương. |
Đạo diễn Lưu Đạt cho biết, chương trình được dàn dựng thành 3 chương: Thân thế và sự nghiệp; Khúc tráng ca; Linh Quang Đồng vọng.Lễ hội được thực hiện với tinh thần nhắc nhớ về lịch sử, nguồn cội, đồng thời gìn giữ giá trị độc đáo được kết hợp hài hòa giữa tôn giáo và tín ngưỡng của người dân. Chương trình có sự tham gia biểu diễn của các ca sĩ: Ngọc Ký, Lương Nguyệt Anh, Việt Tú, Quang Anh, Minh Đức, Lương Huy, Đình Duy.
Lễ hội đền - chùa Linh Quang là loại hình lễ hội truyền thống, thờ nữ tướng Xuân Nương, con của Trưởng châu Đại Man thời Hùng Vương, được Bà Trưng phong làm Đông cung công chúa, nhập nội Trưởng quản quân cơ nội các. Theo truyền thuyết, sau khi tướng Thi Bằng (phu quân của Xuân Nương) tử trận, bà đã cùng quân binh tiếp tục anh dũng chiến đấu chống lại giặc Hán xâm lược. Do thế địch mạnh, quân ta thất trận, bà đã gieo mình xuống sông Thao (thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) tự vẫn. Thân xác của nữ tướng theo dòng sông trôi dạt về sông Ninh Cơ.
Nhằm tưởng nhớ công đức, nhân dân lập đền thờ bà và tổ chức Lễ hội hàng năm vào ngày 7-9 tháng Giêng âm lịch hàng năm.
Mở đầu lễ hội là tục làm bánh chưng, bánh dày và các nghi thức: tế nhập tịch, tế hiến sinh. Ðiểm nhấn của lễ hội là nghi thức rước nước bằng đường thủy và đường bộ được người dân Phú Ninh khôi phục từ năm 1992.
Trong lễ hội còn diễn ra các nghi thức như: lễ thay áo thánh, cúng Tứ phủ và các trò diễn, trò chơi dân gian đặc trưng vùng châu thổ Bắc Bộ như: rước kiệu bay, văn nghệ, múa lân…
Về dự lễ hội đền - chùa Linh Quang người dân không chỉ được ôn lại truyền thống lịch sử chống ngoại xâm mà còn thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng tâm linh với mong muốn "mưa thuận, gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, thiên hạ thái bình".
Từ những giá trị về lịch sử, văn hoá của lễ hội đền - chùa Linh Quang, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch có Quyết định số 256/QĐ-BVHTTDL, ngày 22/1/2020 đưa di sản văn hoá phi vật thể Lễ hội đền - chùa Linh Quang, xã Phương Định, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo cộng đồng địa phương và góp phần bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hoá dân tộc.
Tình Lê
500 tăng ni sinh Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội (HVPGVN) xếp hình lá bồ đề hát đồng ca bài Đạo ca kính mừng ngày Phật thành đạo.
" alt=""/>Đền, chùa Linh Quang đón bằng Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia